Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Nước và những ứng dụng của nước trong PCCC


Nước là một loại chất lỏng không màu, không mùi, không vị.  Nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 760 mmHg là 100 độ C, nhiệt độ đóng băng là 0 độ C.

Trong công tác phòng cháy chữa cháy, nước được coi là chất chữa cháy hàng đầu, có tác dụng chữa cháy hiệu quả nhất. Nước có tác dụng làm lạnh vùng cháy và chất cháy, giúp cách ly sự xâm nhập của oxy trong không khí với chất cháy dẫn đến dập tắt đám cháy.

Trong chữa cháy, nước được sử dụng trong các trường hợp sau:


- Đối với các đám cháy vật liệu như gỗ, tre, rơm rạ, cốt ép, vải sợi… nước được phun dưới dạng tia nước đặc, tia nước phân tán.



- Đối với các đám cháy dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ có nhiệt độ sôi cao hơn 80 độ C, nước được phun dưới dạng sương mù.




- Đối với các đám cháy giếng phun dầu khí, nước được phun dưới dạng tia nước đặc.

- Đối với đám cháy các thiết bị điện đã được cắt điện và khử điện lưu (nếu có), nước được phun dạng tia nước đặc phân tán hoặc sương mù.

Ưu điểm của nước khi sử dụng để chữa cháy:


- Nước có khả năng hấp thụ nhiệt lớn, dẫn đến làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhanh.

- Về phương diện hóa học, nước là một chất tương đối trơ đối với các điều kiện của phần lớn các đám cháy thông thường (không bị phân tích, không tham gia phản ứng với chất cháy hoặc chất oxy hóa).




- Nước có môi trường trung tính, không độc.

- Có thể sử dụng nước để kết hợp với các chất chữa cháy khác.

- Có thể phun vào đám cháy ở khoảng cách xa mà cán bộ chiến sỹ không thể tiếp cận gần được.

- Nước có ở hầu hết mọi nơi, giá thành thấp.

Một số hạn chế khi sử dụng nước chữa cháy:


- Nước có thể gây hư hỏng 1 số đồ đạc, tài sản, máy móc trong khi chữa cháy.

- Đối với nhiều chất có khả năng hút nước mạnh, khi phun nước vào trọng lượng của chúng có sẽ tăng lên, có nguy cơ làm sập sàn nhà.

- Sử dụng nước để chữa cháy các sản phẩm cao su, than nâu, bông vài sợi hiệu quả thấp vì nước không thấm hoặc khó thấm vào chất cháy do sức căng bề mặt lớn.
 



- Khi chữa cháy chất cháy lỏng trong bể chứa, sử dụng tia nước mạnh có thể gây trảo và bắn tung chất lỏng cháy ra ngoài, gây cháy lan.

- Đối với đám cháy các chất cháy dạng bụi, khi chữa cháy không nên phun nước dưới dạng tia nước đặc. Dưới tác động của tia nước đặc, bụi đang cháy bị sới tung lên, tạo điều kiện cho đám cháy phát triển lớn hơn. Do vậy, khi chữa các đám cháy dạng này nên điều chỉnh các lăng phun nước dưới dạng phun mưa hoặc phun sương.

- Khi chữa cháy các vật nóng đỏ trong phòng kín, việc phun nước nước vào có thể gây bỏng cho chiến sĩ chữa cháy do tạo thành hơi nước nóng mạnh đột ngột.

- Khi chữa cháy các chất kim loại kiềm, kiềm thổ, axitsunphuaric, có thể gây nổ do nước tác dụng với các hóa chất là kim loại kiềm dẫn đến giải phóng khí H2 có thể gây nổ.

- Khi chữa cháy các đám cháy có Ti, TiO2 xúc tác cho phản ứng phân hủy giải phóng H2 có thể gây nổ.
H2Oà H2 + O2

- Đối với các đám cháy thiết bị điện, nếu điện chưa được cắt, khi phun có thể dẫn đến điện giật gây nguy hiểm cho người trực tiếp cầm lăng chữa cháy.

 Công ty Cổ phần Thiết bị Cứu hỏa Gia đình chuyên cung cấp các loại thiết bị cứu hỏa gia đình như bình chữa cháy, mặt nạ chống khói thoát hiểm, ròng rọc thoát hiểm, quả nổ chữa cháy tự động và các thiết bị PCCC cao cấp khác với giá cả hợp lý. Các thiết bị PCCC của Cứu Hỏa Gia Đình đều được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu và được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Quý khách hàng quan tâm liên hệ hotline để được tư vấn cụ thể: 0911.888.114/ 0911.999.114.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét