Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Bật mí quy trình sản xuất bình cứu hỏa bột không phải ai cũng biết

Bình cứu hỏa bột hiện nay được người dân sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, làm thế nào để sản xuất  ra 1 chiếc bình cứu hỏa như vậy chắc hẳn rất ít người biết. Vì vậy, trong bài viết này, Cứu hỏa gia đình sẽ bật mí cho các bạn biết cách thức, quy trình để sản xuất ra một chiếc bình cứu hỏa bột để mọi người hiểu rõ hơn.

1. Cấu tạo bình chữa cháy bột




Bình cứu hỏa bột Safer Fire có hình trụ được làm bằng thép hàn, hình trụ đứng. Vỏ ngoài được sơn màu đỏ có dán mác nhà sản xuất, thông số kỹ thuật và cách sử dụng trên bình.

- Bình bột là loại bình không có bình khí đẩy riêng mà nạp khí trực tiếp vào bình bột.

- Phía trên thân bình là cụm van. Cụm van thường được làm bằng hợp kim đồng. Bên trong có van một chiều được nén lại bằng lò xo, để thắng được lực đẩy của lò xophari thông qua tay đòn của tay xách – cần bóp. Bình thường, giữa tay xách và cần bóp được khóa bằng một chốt hãm, đầu có kẹp chì.

- Loa phun được làm bằng nhựa được gắn trực tiếp cùng cụm van phía trên đầu bình chữa cháy bột.

2. Quy trình sản xuất bình cứu hỏa bột

 
Quá trình sản xuất bình cứu hỏa gồm 3 công đoạn chính đó là chế tạo vỏ bình, lắp van và hoàn thiện. Cụ thể từng công đoạn như sau:
 

Công đoạn 1: Chế tạo vỏ bình

 
Bước 1: Hàn vỏ bình
 



 
Vỏ bình cứu hỏa khi được sản xuất được chia làm 3 phần: thân bình, đáy bình và đầu bình. Thân bình được cuộn thành từ tấm thép chịu lực và lắp ghép với 1 bộ phận còn lại bằng máy ép thủy lực.
 
Bước 2: Kiểm tra độ rò rỉ
 
Khi đã lắp ghép được 1 bình  hoàn chỉnh, người thao tác chuyển sang công đoạn kiểm tra độ rò rỉ của bình bằng cách nhấn các vỏ bình ngập nước, sử dụng máy nạp đẩy khí vào trong bình. Khi nhận thấy không có dấu hiệu rò rỉ khí ra ngoài ( nổi bóng nước) nghĩa là bình đã đạt yêu cầu.
 
Bước 3: Xử lý bề mặt.
 
Thao tác xử lý bề mặt rất được chú trọng để đảm bảo độ bền của vỏ bình.

Vỏ bình sẽ được rửa bằng axit,  sau đó tráng do nước, tiếp đến sẽ rửa bằng dầu. Khi đã hoàn thành các thao tác xử lý trên vỏ bình được đưa qua bộ phận hiệu chỉnh lại bề mặt. Sau đó vỏ bình sẽ được ngâm qua phốt phát tạo thành một bề mặt mới không có tính dẫn điện và tính kim loại, có khả năng chống ăn mòn và để chuẩn bị bề mặt tốt nhất trước khi sơn phủ.
 
Bước 4: Sơn tĩnh điện vỏ bình
 
Vỏ bình khi đã qua các bước xử lý sẽ được đưa sang khâu sơn tĩnh điện cả mặt trong và mặt ngoài với màu đỏ đặc trưng. Sau đó sẽ được đưa sang máy sấy nhiệt độ cao làm khô bề mặt, tiếp đến sẽ được kiểm tra thật kỹ lưỡng trước khi chuyển sang công đoạn 2.
 

Công đoạn 2: Lắp ráp van




 
Cụm van bình cứu hỏa bao gồm đồng hồ áp suất, cò,  vòi phun và chốt kẹp chì. Chính vì thế mỗi chi tiết sẽ được một bộ phận khác nhau đảm nhiệm sản xuất và đưa gộp lại để lắp ráp thành 1 cụm van hoàn chỉnh.

Công đoạn 3: Hoàn thiện

 
Bước 1: Nạp bột
 


 
Vỏ bình và hệ thống van sẽ được chuyển sang khâu tiếp theo để tiến hành nạp bột vào trong bình bằng hệ thống máy nạp bột hiện đại.
 
Bước 2:  Siết cụm van
 



 
Siết cụm van thật chặt rồi tiến hành nạp khí vào trong bình.
 
Bước 3: Nạp khí
 
Khi kim trên đồng hồ áp suất chỉ vạch xanh là dấu hiệu khí trong bình đã được nạp đầy.
 
Bước 4: Kiểm tra rò rỉ
 
Khi ra được thành phẩm, nhà sản xuất sẽ tiến hành kiểm tra một lần nữa bằng hệ thống máy đo áp xuất, đo độ rò rỉ để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Bước 5: Dán tem, đóng gói.
 
Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển sang khâu cuối cùng để dán tem và đóng gói hoàn chỉnh.

3. Bột trong bình cứu hỏa bột được làm từ những thành phần nào?

Bột chữa cháy là các loại bột nhỏ mịn, có thành phần từ các chất rắn không cháy. Thành phần chủ yếu gồm các muối và các oxit như: Natri cacbonat (Na2Co3) – sô đa, phèn (Al2(So4)3), Kali cacbonat (K2CO3), silic oxit (SiO2). Kích thước hạt bột khoảng 15 – 20 mm. Đường kính trung bình của các phân tử bột càng nhỏ thì hiệu suất dập cháy của chúng càng cao.



 Hiện nay, ở Việt Nam, loại bột thông thường có thể sử dụng để dập tắt các đám cháy thuộc nhóm cháy A, B, C. Trong đó:

A – Nhóm đám cháy các loại chất rắn gỗ, vải, cao su…
B – Nhóm đám cháy chất lỏng: xăng, dầu..
C – Nhóm đám cháy chất khí: metan, axetilen…
E – Nhóm đám cháy dây dẫn có điện.

- Có 3 loại bột chữa cháy  như sau:

+ Bột chữa cháy BC có thành phần chủ yếu là (NaHCO3).

Bột chữa cháy ABC có thành phần chủ yếu là (NH4)3PO4.

+ Bột chữa cháy kim loại ( ký hiệu:M) có thành phần khác nhau. Bột này được dùng để dập tắt các đám cháy kim loại như Na, K…

- Bột BC có thành phần chính là , chiếm 95 – 96 %, 1 – 3% là magie stearate có tác dụng chống hút ẩm và tang tính kỵ nước của bột, 1 – 3% là các chất phụ gia khác nhằm tang khả năng bảo quản, chống vón cục và tăng tính lưu động của bột.

- Bột ABC có thành phần cơ bản là amoniphotphat - (NH4)3PO4. Bột ABC sản xuất ở những thời điểm khác nhau có thể trộn lẫn được với nhau vì có cùng thành phần nhưng không được trộn lẫn với bột BC vì sẽ gây vón cục sau một thời gian. Ngoài ra, bột ABC còn được gọi là bột chữa cháy tổng hợp vì có khả năng chữa cháy đối với tất cả các đám cháy.

4. Có mấy loại bình cứu hỏa bột?


Trên thị trường, bình cứu hỏa bột được chia thành 3 loại: bình cứu hỏa mini, bình cứu hỏa xách tay, bình cứu hỏa xe đẩy.
 



Bình cứu hỏa mini là loại bình có trọng lượng dưới 1 kg, thường được sử dụng để trang bị trên xe ô tô.




Bình cứu hỏa xách tay có các trọng lượng như: bình cứu hỏa 1 kg, bình cứu hỏa 2kg, bình cứu hỏa 4kg. Nhờ trọng lượng nhẹ, loại bình này rất phù hợp để trang bị làm thiết bị cứu hỏa trong gia đình.

Bình cứu hỏa xe đẩy là loại bình có trọng lượng từ 5kg trở lên. Với trọng lượng lớn, bình cứu hỏa xe đẩy thường được trang bị cho các khu chế suất, trạm xăng…

5. Làm sao để sử dụng bình cứu hỏa đạt hiệu quả cao nhất?


Khi có cháy xảy ra, nhanh chóng đến vị trí đặt bình chữa cháy:

- Đưa bình đến gần đám cháy

- Lắc, xóc vài lần cho bột trong bình tơi ra, giật chốt kẹp chì

- Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa

- Từ khoảng cách 2 – 1,5 m bóp tay xách cần bóp

- Đưa lao phun qua lại

- Khi lửa yếu thì tiến lại gần, phun cho đến khi tắt hẳn thì thôi

Những điểm cần chú ý: 
- Đọc kỹ hướng dẫn, nắm rõ tính năng, tác dụng của từng loại bình để bố trí chữa các đám cháy cho phù hợp.

- Tùy từng loại đám cháy mà chọn vị trí và khoảng cách đứng phun cho phù hợp. Khi phun phải đứng đầu hướng gió( đối với đám cháy ngoài, đứng gần cửa ra vào (đối với đám cháy trong).

- Khi bóp van phải dứt khoát, không được ngừng phun khi đám cháy chưa được dập tắt.

- Khi phun phải giữ bình ở tư thế thẳng đứng.

- Đối với các đám cháy chất lỏng cháy, phải phun bao phủ lên bề mặt, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng làm chúng bắn ra ngoài gây cháy lan.

Bình bột chữa cháy đã sử dụng dù ít hay nhiều cũng phải nạp lại. Bình đã qua sử dụng phải để riêng tránh gây nhầm lẫn.

- Đối với bình bột chữa cháy loại xe đẩy, tốt nhất cần 2 người sử dụng: mở van bình trước, sau đó bóp van ở lăng phun.

6. Cách bảo quản, bảo dưỡng bình cứu hỏa.

Cách bảo quản


- Để bình nơi dễ lấy, dễ thấy, không ảnh hưởng đến lối và đường thoát nạn.

- Để bình đứng, ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt và thiết bị sinh nhiệt ( nhiệt độ bảo quản < 50 độ C), tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu để ngoài nhà phải có mái che.

- Khi di chuyển bình tránh va đập mạnh.

Cách bảo dưỡng


- Các loại bình cứu hỏa phải được bảo dưỡng như sau:

+ Không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng 1 lần

+ Thử thủy lực đúng kỳ và khi có yêu cầu kiểm tra đặc biệt

- Trong một lần bảo dưỡng, tất cả các loại bình chữa cháy phải:

+ Kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn để xác định bình chữa cháy đã sử dụng hay chưa

+ Sử dụng dấu nạp nếu được trang bị

+ Phải ghi thời gian tiến hành bảo dưỡng và tên, dấu hiệu nhận biết của tổ chức và cá nhân thực hiện

+ Mỗi bình cứu hỏa phải có túi nhãn an toàn chỉ năm, tháng thực hiện dịch vụ (bảo dưỡng, nạp lại và thử thủy lực) và phải nhận biết được người tiến hành các dịch vụ đó
+ Nhãn ghi dịch vụ không được đặt phía trước bình cứu hỏa.

Bình chữa cháy không còn khả năng baỏ dưỡng hoặc nạp lại phải được thay thế.

7. Kiểm tra bình cứu hỏa bột


- Bình chữa cháy phải được kiểm tra khi lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ 30 ngày. Bình chữa cháy  bộtphải được kiểm tra với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu.

- Cân và ghi trọng lượng bình để đối chiếu với trọng lượng ban đầu. Nhìn áp kế để theo dõi áp lựa khí đẩy trong bình. Nhúng bình vào nước hoặc dung dịch xà phòng xem bình có rò rỉ không. Chú ý không cho nước vào loa phun. Nếu thấy có hao hụt phải nạp lại.

- Kiểm tra sự thông suốt của vòi phun, không để vòi phun bị gập, gẫy, vỡ. Nếu vòi phun bị lỏng phải siết chặt vào cụm van.

- Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực. Sau khi đạt yêu cầu mới được phép sử dụng ( tối thiểu là 3Mpa).

- Kiểm tra định kỳ để đảm bảo bình chữa cháy được đặt ở vị trí quy định, không bị trở ngại, dễ nhìn thấy, hướng dẫn sử dụng rõ ràng; niêm phong hoặc bộ phận chèn không bị vỡ hoặc mất, còn đầy, không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ hoặc lăng phun bịt kín, nếu có đồng hồ đo áp suất, kim của đồng hồ phải ở vị trí hoặt động nằm trong khoảng hoạt động.

- Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nào không được thực hiện đúng bất kỳ điều kiện nào như: hướng dẫn sử dụng không rõ ràng, niêm phong hoặc bộ phận chèn bị vỡ hoặc mất, không còn đầy, bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín, kim của đồng hồ không ở vị trí nằm trong khoảng hoạt động thì phải loại bỏ.

Công ty Cổ phần Thiết bị Cứu hỏa Gia đình chuyên cung cấp các loại thiết bị cứu hỏa gia đình như bình chữa cháy, mặt nạ chống khói thoát hiểm, dây thoát hiểm các loại, quả nổ chữa cháy tự động và các thiết bị PCCC cao cấp khác với giá cả hợp lý. Các thiết bị PCCC của Cứu Hỏa Gia Đình đều được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu và được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Quý khách hàng quan tâm liên hệ hotline để được tư vấn cụ thể : 0911.888.114/ 0911.999.114.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét